Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

giáo án phát triển thẩm mỹ lớp 5 - 6 tuổi

GIÁO ÁN
Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Nặn con thỏ
Chủ đề: Động vật
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian:
Giáo viên: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị: Trường mầm non Lãng Sơn
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được hình dáng, và đặc điểm đặc trưng của con thỏ.
- Trẻ nặn được em thỏ theo yêu cầu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nặn cơ bản, phối hợp các chi tiết để tạo thành hình con thỏ thật sinh động.
- Trẻ có kỹ năng làm mềm dẻo đất, biết xoay tròn, lắn dài, ấn bbetj.
- phát triển cơ bàn tay, cổ tay cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
-> Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị:
1.     Đồ dùng của cô:
- Rối, dê.
- Mẫu nặn của cô.
- Hệ thống câu hỏi
2: Đồ dùng của trẻ.
- Đất nặn, bảng con, khăn lau, tăm.
- Chỗ ngồi phù hợp.
- Tâm thế của trẻ
III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định - khởi động
- Các con ơi! Cô xin giới thiệu với lớp mình, hôm nay rất vinh dự cho chúng mình được đón 2 cô giáo đại diện cho phòng giáo dục về thăm và dự lớp mình đấy. Các con có vui không?
- Vậy chúng mình cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay thật lớn nào.
- Bây giờ các con có muốn hát tặng các cô một bài hát không nào?
- Chúng mình cùng hát bài “ Đố bạn” nhé!
- Các con! Chúng mình vừa hát bài hát gì nhỉ?
- Trong bài hát có những con vật gì?
- Những con vật đó sống ở đâu?
- Ngoài những con vật đó ra, các con còn biết có những con vật nào sống trong rừng nữa không nhỉ?
- Có bạn nào đã được nhìn thấy những con vật đó ở ngoài chưa?
- các con nhìn thấy ở đâu?
- À đúng rồi, ở vườn bách thú có rất nhiều con vật, thế khi đi tham quan các con phải như thế nào? Có được đến gần các con vật đó không?
-> Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, biết tránh xa những con vật hung dữ.
- Các con! Hôm nay cô thấy các con bạn nào cũng rất giỏi, rất ngoan. Cô muốn giành tặng cho các con một điều bí mật đấy. Các con có muốn biết điều bí mật đó là gì không?
- Vậy chúng mình cùng nhẹ nhàng ngồi xuống và xem điều bí mật đó là gì không nhỉ?
- Xin chào tất cảc các bạn!
- Các bạn có biết mình là ai không?
- Mình là dê con và mình đến từ một nơi rất xa đấy.
- Nghe tin các bạn lớp 5 tuổi A học rất ngoan, rất giỏi nên mình đã chuẩn bị một món quà nhỏ để tặng cho các bạn. Các bạn có vui không?
- Vậy mình muốn mời một bạn lên mở hộp quà này nào.
- Bạn hãy nói cho tất cả các bạn xem mình đã tặng các bạn món quà gì?
- Các bạn thấy có đẹp không?
- Đó là món quà tự tay mình làm đấy!
- Mình đố các bạn biết mình đã nặn chú thỏ này như thế nào?
- Mình đã dùng gì để nặn được những chú thở đáng yêu này?
- Đây là gì?
- Đầu của thỏ có hình gì?
- Trên đầu còn có gì đây nữa?
- Tai thỏ như thế nào? Có màu gì?
- Trên đầu thỏ còn có những gì nữa?
- Còn đây là bộ phận gì?
- Thân thỏ có hình gì đây/
- Mình đã nặn thân của chú thỏ bằng đất màu gì đây nhỉ?
- còn đây là gì?
- Chân thỏ như thế nào?
- Mình đã nặn chân thỏ giống như những khối trụ nhỏ đấy.
- Các bạn thấy chú thỏ này đang ở trong tư thế gì đây?
- Còn đây nữa! Các bạn nhìn chú thỏ này có đáng yêu không?
- Các bạn thấy chú thỏ này như thế nào?
- Còn đây nữa!
- Mình rất vui khi được ttự tay làm món quà này cho các bạn. Và chúc các bạn luôn chăm ngoan học giỏi nhé!
Và bây giờ mình phải về rồi. Xin chào các bạn và hẹn gặp lại.
- Các con ơi!
- Các con thấy món quà của bạn Dê như thế nào?
- Vậy các con có muốn nặn được những chú thỏ đáng yêu như thế không?
- Chúng mình cùng đi về lớp nào.
* Hoạt động 2: Bài mới Dạy trẻ nặn con thỏ.
- Các con!
- Để nặn được chú thỏ xinh xăn, đáng yêu như của bạn…. thì cần phải có một đôi tay khéo léo, sự cần cù, tỉ mỉ của chúng mình đấy.
Nhưng trước tiên chúng mình hãy cùng quan sát lên đây cô sẽ hướng dẫn các con nặn được chú thỏ như thế nhé!
- Để nặn được chú thỏ thì cần phải có những gì hả các con?
- À đúng rồi! Cô đã chuẩn bị đất nặn, bảng con, tăm và khăn lau cho chúng mình rồi đấy.
- Để nặn được những chú thỏ xinh xắn đầu tiên chúng mình phải làm gì nhỉ?
- Đầu tiên các con có biết là sẽ nặn bộ phận gì trước không?
- Đầu của thỏ có hình gì nhỉ?
- Bây giờ cô sẽ lấy đất. Đầu tiên cô phải làm mềm đất bằng cách cô ấn, lăn, xoay cho thật mềm. Sau đó cô cho đất vào lòng bàn tay cô xoay cho thật tròn.
- Cô đã nặn được hình gì đây?
- Tiếp theo đến phần gì nhỉ các con?
- Thân ( mình ) của thỏ giống với hình gì các con có biết không?
- Đúng rồi. Bây giờ cô sẽ lấy một phần đất nhiều hơn, to hơn, cô cũng làm mềm đất, sau đó cô xoay đất rồi cô lăn đất trên bảng đến khi đất có hình bầu dục như thế này này. Các con thấy giống chưa nào?
- Tiếp theo là phần nào hả các con?
- À đúng rồi. Các con thấy thỏ có mấy chân nào?
- Chân thỏ giống như khối gì nhỉ?
- Bây giờ cô sẽ lấy đất, một phần đất nhỏ thôi cô làm mềm đất, sau đó cô lăn dài và chia ra làm 4 phần bằng nhau. Đã đạt được 4 cái chân rồi phải không nào?
- Khi cô đã nặn xong được các bộ phận của chu thỏ thì bây giờ các con có biết cô sẽ phải làm như thế nào nữa không?
- Đúng rồi đấy, cô sẽ dùng tăm để gắn các bộ phận đó lại với nhau.
- Các con hãy chú ý nhìn lên cô, xem cô sẽ gắn các bộ phận đó như thế nào nhé!
- Cô sẽ dùng tăm găn phần đầu với phần thân của thỏ. Sau đó cô sẽ dùng tăm gắn tiếp 4 chân vào mình của thỏ.
- Bây giờ các con nhìn xem chú thỏ này còn thiếu gì?
- À đúng rồi tai thỏ, các con thấy giống cái gì nhỉ?
- Bây giờ cô xẽ lấy một phần đất nhỏ, cô lăn dài sau đó cô chia làm 2 phần, cô sẽ ấn dẹt từng phần đã thành 2 cái tai chưa nào?
- Cô sẽ lấy tăm gắn 2 tai lên trên đầu thỏ. Khi gắn các con chú ý gắn sao cho thật cân, thật đẹp nhé!
- Mắt thỏ có hình gì?
- Cô sẽ lấy từng phần đất rất nhỏ, cô dùng 2 ngón tay là ngón cái và ngón trỏ, cô lăn nhẹ sau đó ấn dẹt và gắn vào phần đầu.
- Tiếp đến là mũi, cô sẽ làm giống như phần mắt, cô lăn 1 hình tròn to hơn một chút.
- Miệng thỏ cô lăn dẹt và ấn dẹt. Sau đó găn vào.
- Tiếp đến là đuôi thỏ.
- Cô sẽ lấy một phần đất nhỏ, cô lăn dài và gắn vào phần sau của mình thỏ.
- Như thế này này, các con đã nhìn rõ chưa nào?
- Cô đã nặn xong một chú thỏ rồi đấy.
- Các con thấy chú thỏ cô nặn như thế nào?
- Bây giờ các con đã sẵn sàng thể hiện tài năng của mình chưa nào?
- Trước khi các con nặn, cô muốn hỏi một vài bạn xem các bạn sẽ nặn như thế nào nhé!
- Cô mời con!
- Con sẽ nặn chú thỏ như thế nào?
- Còn con! Con sẽ nặn chú thỏ màu gì?
- Con nặn để tặng ai?
-> Giáo dục trẻ khi nặn cắc em phải ngồi như thế nào? Ngồi ngay ngắn, không nói chuyện, không làm rơi đất xuống sàn nhà…
* Trẻ nặn, cô quan sat, nhắc nhở, hướng dẫn, động viên, khích lệ trẻ.
* Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Các con ơi! Các con đã nặn xong chưa nhỉ?
Bạn nào nặn xong rồi, chúng mình hãy mang sản phẩm của mình lên giá trưng bày nào?
- Các con! Các con hãy lại đây với cô nào!
- Vừa rồi chúng mình đã được làm gì nhỉ?
- cô thấy bạn nào cũng rất ngoan, rất chăm chỉ, đã thể hiện hết khă năng của mình để nặn được những chú thỏ rất đáng yêu và xinh xắn như thế này.
- Bây giờ cô muốn hỏi một bạn, xen con thích chú thỏ nào nhé!
- Cô mời con, con thích chú thỏ nào ở đây?
- Vì sao con thích?
- Chú thỏ này là của bạn nào nặn đây?
- Còn con! Con thích chú thỏ nào?
- Vì sao?
- À, cô thấy bạn nào cũng rất khéo tay, nhưng có 2 bạn cô thấy là khéo tay hơn một chút đó là bạn……
Và bạn….
- Hai bạn nặn được chú thỏ rất đẹp, đầu tròn, mình cân đối, chân cũng rất đẹp…
- Các con có thấy đẹp không?
- Vậy tặng cho hai bạn một tràng pháo tay thật lớn nào!
- ngoài ra còn rất nhiều bạn cũng nặn được chú thỏ rất đẹp, như bạn…..
- Tuy nhiên còn một vài bạn là nặn còn chưa được cân đối, chưa được đẹp giống như của các bạn khác, đó là bạn….
- Lần sau hai bạn sẽ cố gắng nặn thật đẹp nhé!
* Kết thúc:
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm.
- Cho trẻ về chỗ cất dọn đồ dùng.





- Trẻ lắng nghe




- Trẻ vỗ tay


- Có ạ

- Vâng ạ

- Bài hát “ đố bạn” ạ
- Con khỉ, con voi,…

- Trong rừng
- Trẻ kể tên


-Rồi ạ

- Ở vườn bách thú ạ!


- Đứng xa các con vật


- Trẻ lắng nghe


- Có ạ




- Trẻ ngồi xuống



- Bạn dê con



- Vui ạ


- Trẻ lên mở hộp quà

- Con thỏ


- Đẹp ạ





- Dùng đất nặn

- Đầu thỏ
- Hình tròn

- Tai
- Tai dài, có màu trắng

- Mắt, mũi, miệng

- Thân
- Hình bầu dục

- Đất màu trắng

- Chân thỏ ạ

- chân dài



- Chú thỏ đang đứng


- Có, rất đáng yêu

- Rất đẹp






- Chào bạn dê

- Dạ

- Rất đẹp ạ



- Trẻ đi về lớp


- Dạ


- Trẻ lắng nghe


- Vâng ạ


- Đất nặn, tăm, bảng con




- Làm mềm đất ạ



- Phần đầu ạ

- Hình tròn ạ



- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Hình tròn ạ
Phần thân ( mình ) ạ

- Hình bầu dục


- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Giống ạ
- Phần chân ạ

- 4 chân ạ
- Khối trụ ạ



- Phải ạ



- Gắn các bộ phận với nhau ạ



- Trẻ chú ý quan sát






- Mắt, mũi, miệng, tai


- Cái lá ạ

- Rồi ạ



- Vâng ạ
- Hình tròn ạ





- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe



- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Rồi ạ


- Rất đẹp ạ

- Rồi ạ

- Vâng ạ



- Trẻ nói ý tưởng và cách nặn của mình




- Trẻ chú ý lắng nghe






- Xong rồi ạ

- Trẻ mang sản phẩm lên giá trưng bày
- Trẻ đến bên cô

- Được nặn thỏ ạ

- Trẻ lắng nghe


- Vâng ạ

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe


- Có ạ
- Trẻ vỗ tay


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ quan sát và lắng nghe



- Vâng ạ


- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về chỗ cất dọn đồ dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét