Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Giáo án phát triển thể chất lớp 5 - 6 tuổi hoạt động thể dục

GIÁO ÁN
Phát triển thể chất
Hoạt động: Thể dục
Đề tài: Bật liên tục vào 5 – 7 vòng tròn
Chủ đề: Động vật
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian:
Giáo viên: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị: Trường mầm non Lãng Sơn
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên vận động.
- Trẻ biết phối hợp sức mạnh của toàn thân để bật liên tục vào 5 – 7 vòng tròn 1 cách khéo léo, chính xác và tiếp đất bằng hhai chân, không dẫm vào cạnh vòng.
- Trẻ biết trò chơi: Cáo và thỏ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng bật liên tục vào vòng cho trẻ
- Rèn luyện sức mạnh cơ bắp của đôi chân, tố chất nhanh, mạnh, khéo.
- Rèn cho trẻ chơi trò chơi vận động đúng luật, đúng cách chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
- Trẻ biết tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.

1. Đồ dùng của cô:
- 10 vòng thể dục, vạch chuẩn
- Xắc xô
- Nhạc
- Mũ cáo, mũ thỏ
- 30 hộp quà
2: Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục phù hợp
- Nơ tay
- Giày thể dục
- Tâm thế thoải mái
III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định - khởi động
- Các con! Cô xin được giới thiệu với chúng mình, hôm nay rất vinh dự cho lớp chúng mình được đón 2 cô giáo đại diện cho phòng giáo dục về thăm và dự lớp mình đấy. Các con hãy nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào !
- xin chào mừng tất cả các bé đến với chương trình “ Lễ hội rừng xanh” ngày hôm nay.
- Tham dự chương trình “ Lễ hội rừng xanh” còn có 20 bé đến từ lớp 5 tuổi A trường mầm non Lãng Sơn và người đồng hành cùng các bé, cô giáo Nguyễn Thị Nga.
- Chương trình của chúng ta gồm 3 phần:
+ Phần 1: Màn đồng diễn thể dục của các bé.
+ Phần 2: Vượt qua thử thách.
+ Phần 3: Trò chơi.
- Các con ạ ! Con đường đi tới lễ hội rừng xanh rất là xa và đầy khó khăn thử thách. vậy nên chúng mình phải có 1 sức khỏe dẻo dai và cả sự kiên trì, cố gắng nữa đấy !
- Vậy muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta phải làm gì?

- À đúng rồi ! Ngoài ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thường xuyên tập thể dục thể thao thì chúng mình còn phải giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ nữa đấy. Như vậy thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và phát triển cân đối phải không các con?
Và để chuẩn bị cho những chặng đường đầy những khó khăn khi đến với “ Lễ hội rừng xanh” thì bây giờ cô muốn chúng mình cùng đến với phần 1 mang tên “ Màn đồng diễn thể dục của các bé”, màn đồng diễn này sẽ giúp cho cơ thể các con được khỏe mạnh, có một sức khỏe dẻo dai đấy.
- vậy trước khi bước vào màn đồng diễn thể dục cô muốn hỏi xem hôm nay có bạn nào bị ốm không? Có bạn nào bị đau ở đâu không nhỉ?
- Bây giờ chúng mình đã sẵn sàng khởi động chưa nào?
- Cô cùng trẻ làm thành vòng tròn đi, chạy các kiểu: Đi nhanh, đi chậm, đi thường, lên dốc, xuống dốc… theo nhạc bài hát “ Cả nhà cùng vui”.
- Sau đó cho trẻ xếp thành hai hàng ngang dãn cách đều.
Hoạt động 2: Trọng động
*Bài tập phát triển chung.
- Các con ơi ! các con đã sẵn sàng đến với màn đồng diễn thể dục chưa nào?
- cô cho trẻ tập các động tác thể dục theo nhạc bài hát “ Con cào cào”
- Cô thấy bạn nào tập cũng rất đẹp. Cô tặng các con 1 tràng pháo tay thật lớn nào.
- Các con bây giờ đã thấy khỏe hơn chưa?
- Đã sẵn sàng cho những khó khăn ở phía trước chưa nào?
* Vận động cơ bản: Chúng mình cùng đến với phần 2 với tên gọi “ vượt qua thử thách”
- Con đường dẫn vào lễ hội rừng xanh thì không còn xa nữa nhưng đó lại là một đoạn đường đầy khó khăn và thử thách. Khi đi chúng mình phải bật liên tục qua 5 chiếc vòng tròn. Và cần chúng mình phải thật khéo léo, nhanh nhẹn.
Bây giờ cô sẽ làm mẫu cho chúng mình cùng quan sát nhé!
- cô tập mẫu lần 1: Đẹp, chính xác.
- Cô tập mẫu lần 2: Phân tích động tác.
( Trước khi bật, tư thế chuẩn bị, hai chân đứng chụm, hai tay chống hông, mắt hướng về phía trước. Khi cô hô bắt đầu thì các con sẽ nhún hai chân xuống và bật liên tục vào 5 chiếc vòng tròn này. Bật làm sao thật khéo léo cho hai chân luôn ở trong vòng tròn, không dẫm vào vòng, hai bàn chân chạm đất.
- Khi bật hết 5 vòng các con nhẹ nhàng đi về cuối hàng và tiếp tục đến bạn khác, cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
Cô tập mẫu lần 3: Cho trẻ quan sát kỹ.
 Các con ơi! Chúng mình vừa được quan sát cô làm mẫu và bây giờ cô muốn mời hai bạn lên thực hiện trước cho các bạn quan sát nào.
- Các con thấy hai bạn tập như thế nào?
Bây giờ cô muốn lần lượt từng bạn của hai tổ sẽ lên bật liên tục qua 5 chiêc vòng này nhé!
- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện bài tập.
- Cô chú ý quan sát, sửa sai, động viên, khích lệ trẻ.
Vậy là chúng mình đã đi qua được con đường đầy khó khăn rồi đấy. Cô thấy các con bạn nào cũng rất tự tin, mạnh dạn và thể hiện hết khả năng của mình. Một tràng pháo tay thật lớn giành tặng cho chúng mình nào.
- Các con ạ! Bây giờ còn có một điều vô cùng thú vị đang chờ đón chúng ta đấy. Các con có muốn biết  điều thú vị đó là gì không?
- Ban tổ chức của chương trình đã chuẩn bị rất nhiều những món quà để dành tặng cho những ai sẽ vượt qua được thử thách ở phía trước.
- Một con đường với những khó khăn cần chúng ta phải thật cố gắng.
- Muốn nhận được quà của ban tổ chức, các con sẽ phải một lần nữa bật liên tiếp qua 5 chiêc vòng này, nhưng cô muốn thi xem tổ bạn nam và tổ bạn nữ. Tổ nào sẽ là tổ nhận được nhiều quà của ban tổ chức nhé.
- Các bạn của hai tổ có muốn thi đua không nào?
* Trẻ thi đua xong
- Cô nhận xét hai tổ.
- cho một trẻ lên tập lại
* Mời các bạn cùng đến phần 3 của chương tình “ Lê hội rừng xanh” với tên gọi: Trò chơi
- Trò chơi mang tến: Cáo và thỏ là một trò chơi vận đngj mooà ban tổ chức dành tặng cho các bé lớp 5 tuổi A ngày hôm nay.
Ở trò chơi này, cô muốn mời một bạn đóng làm cáo, các bạn còn lại sẽ đóng làm các chú thỏ.
- Nhà của cáo ở phía trước tay trái của cô, còn nhà của các chú thỏ ử bên tay phải của cô.
- Các chú thỏ sẽ đi kiếm ăn trên bãi cỏ.
- Khi thấy các chú thỏ kiếm ăn ở gần nhà mình, cáo sẽ phải nhanh chóng đuổi bắt các chú thỏ. Vì vậy mà các chú thỏ phải thật chú ý và nhanh chân nhé! Nếu để cáo bắt được thì cchus thở đó sẽ phải đổi vị trí làm cáo.
- Bây giờ các con đã hiểu luật chơi, cách chơi chưa nào!
- Bây giờ các con đã hiểu luật chơi, cách chơi chưa nào!
- cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
-> cô nhận xét trẻ chơi


* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 * Kết thúc:
- Củng cố: Hỏi trẻ tên bài tập.
- Ra ngoài



- Dạ




- Trẻ vỗ tay

- Trẻ vỗ tay



- Trẻ vỗ tay


- Trẻ lắng nghe










- Phải ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục thể thao ạ.

- Trẻ lắng nghe



- Vâng ạ


- Trẻ chú ý lắng nghe




- Không ạ



Rồi ạ


- Trẻ làm thành vòng tròn, đi, chạy các kiểu.

- Trẻ xếp thành hai hàng ngang




Rồi ạ


- Trẻ tập cùng cô


- Trẻ vỗ tay

- Rồi ạ

- rồi ạ





- Trẻ chú ý lắng nghe





- Vâng ạ

- Trẻ quan sát



- Trẻ quan sát và lắng nghe










- Trẻ quan sát kỹ

- Hai trẻ lên tập mẫu


- Trẻ nhận xét


- Vâng ạ
- Trẻ lên tập






- Có ạ














Vâng ạ



Có ạ

giáo án giáo dục thể chất lớp 5 - 6 tuổi

GIÁO ÁN
Giáo dục thể chất
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay
lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Số luợng trẻ: 20 – 25 trẻ
Thời gian: 30 - 35 phút
Giáo viên: Nguyễn Thị Hương
Ngày thực hiện:
Ngày soạn: 19/12/2015
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết ném trúng bao cát vào đích nằm ngang bằng 1 tay
- Trẻ biết cấch chơi trò chơi cáo và thỏ.
- Thông qua đó phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay
2. Kỹ năng:
- Rèn trẻ biết phối hợp, mắt để ném bao cát vào trúng đích ngang qua vận động, ném trúng đích nằm ngang bằng một tay.
- Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn thông qua trò chơi.
- Phát triển tố chất nhanh, mạnh khoẻ
3. Giáo dục:
- Trẻ yêu thích buổi tập, có hứng thú với bài tập.
- Trẻ biết nghe lời cô và đoàn kết với bạn bè.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật.
II. Chuẩn bị:
-         Đồ dùng của cô:
-         Bao cát
- Vòng tròn làm đích
- Đĩa bài hát “ Con cào cào”, “ Tiếng chú gà trống gọi”
- Xắc xô
2: Đồ dùng của trẻ.
- Bao cát
- Nơ tay
- Mũ cáo
III. Cách tiến hành:

Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú.
- Chào mừng các bạn đến với chương trình “bé vui khoẻ” của ngày hôm nay.
- Tham dự chương trình “ Bé vui khoẻ” ngày hôm nay có các vận động viên đến từ lớp 5 tuổi B và đồng hành cùng các bạn là cô giáo Nguyễn Thị Hưong.
- Về dự với chương trình ngày hôm nay còn có các vị đại biểu, các vị khách quý là các cô giáo đại diện cho phòng Giáo Dục đã có mặt đông đủ đề nghị chúng ta nổ một tràng pháo tay thật lớn chào đón các cô.
- để bước vào chương trình “ Bé vui khoẻ” mời các vị khách quý cùng thưởng thức tiết mục văn nghệ chào mừng với bài hát “ Con cào cào” do các bạn lớp 5 tuổi B biểu diễn.
- Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Con cào cào nó thích làm gì?
- À đúng rồi con cào cào nó thích tập thể thao nên nó rất khoẻ mạnh.
- Để giúp chúng mình có sức khoẻ tốt trường Mầm non Lãng Sơn tổ chức hội thi “ Bé vui khoẻ” cho cô cháu mình tham dự đấy. Trước khi bước vào hội thi cô muốn biết sức khoẻ của các bạn như thế nào nhé. Có bạn nào bị ốm, bạn nào đau tay, đau chân không? Sức khoẻ của các bạn rất tốt, bây giờ cô cháu mình cùng đến sân vận động nhé. Các bạn đã sẵn sàng chưa?
- Cô cháu mình lê đường.
Hoạt động 2: Khởi động.
- Cho trẻ đi theo các kiểu đi thường, đi nhanh, đi chậm, đi gót chân, mũi bàn chân.
- Cho trẻ đi 1, 2 vòng.
- Sau đó cho trẻ đứng lại xếp thành 2 hàng ngang.
- Vừa rồi các bạn đã khởi động, các bạn thấy thế nào?
* Trọng động:
- Các bạn ơi đã đến sân vận động rồi để bước vào chương trình “ Bé vui khoẻ” của ngày hôm nay gồm 3 phần:
+ Phần thứ 1: Đồng diễn thể dục
+ Phần thứ 2: Đôi tay khéo léo
+ Phần thứ 3: Trò chơi dành cho bé.
- Các bạn đã sẵn sàng.
Vậy xin mời các bạn đến với màn đồng diễn thể dục với bài hát “ Tiếng chú gà trống gọi”
- Cho trẻ tập 1 – 2 lần.
- Vừa rồi cô thấy các bạn tập rất giỏi, cô khen tất cảc các bạn.
*Vận động cơ bản:
Tiếp theo cô xin mời các bạn đến với phần thi “ Đôi tay khéo léo” với đề tài “ Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay”.
- Để bước vào phần thi được tốt cô mời các bạn hãy hướng mắt nhìn lên cô chú ý quan sát xem cô tập mẫu trước nhé:
+ Cô tập mẫu lần 1: Chính xác.
+ Cô tập mẫu lần 2: Phân tích động tác.
Chuẩn bị: Từ đầu hàng cô lê vạch xuất phát, cô nhặt túi cát, cô đứng chân trước, chân sau, tay phải cầm túi cát cùng với chân, khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô đưa ra phía trước vòng ra phía sau đưa lên đầu lấy đà và ném trúng đích.
+ Cỗ tập mẫu lần 3: Cho trẻ quan sát kỹ hơn
- Hỏi trẻ tên bài tập
- bạn nào giỏi lên tập cho cô và các bạn cùng quan sát nhé.
- Cô mời một trẻ lên tập.
- Lần lượt cô mời từng bạn cho đến hết.
- Cô chú ý quan sát động viên khích lệ trẻ.
- Vừa rồi cô thấy các bạn tập rất giỏi, bây giờ cô còn muốn thi đua giữ 2 tổ xem tổ nào ném được nhiều túi cát vào đúng tổ đó sẽ giành chiến thắng.
- Cho 2 tổ thi đua.
- Cô nhận xét kết quả của 2 đội chơi:
- Cô hỏi trẻ các con bài gì?
- Cô thấy có bạn….thi suất sắc nhất, mời bạn lên tập lại cho các bạn cùng quan sát.
- Cô khen trẻ 1 tràng pháo tay.
- Vừa rồi các bạn đã trải qua 2 phần thi rất sôi động rồi, kết thúc là phần trò chơi dành cho bé.
Trò chơi: Cáo và thỏ.
- Cách chơi như sau:
+ Cho trẻ chơi 1 – 2 lần.
Giáo dục: Muốn cơ thể khoẻ mạnh chúng mình phải như thế nào:
À đúng rồi chúng mình phải ăn uống đầy đủ, thường xuyên tập thể dục và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Vừa rồi các bạn đã trải qua 3 phần thi rất sôi động và nhiệt tình, cô khen tất cả các con.
Hồi tĩnh: Bây giờ chúng mình hãy làm các chú chim bay nhẹ nhàng cùng cô nào.
Hoạt động 3: Kết thúc:
Củng cố: Hôm nay các bạn được tập bài gì?
- Hôm nay cô thấy các bạn học rất giỏi cô khhen tất cả các bạn và chương trình đến đây là kết thúc, chúc các bạn chăm ngoan học giỏi.

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chú ý lắng nghe



- Trẻ vỗ tay chào các cô




- Trẻ hát cùng cô


- Con cào cào

- Tập thể thao

- Trẻ chú ý lắng nghe






- Trẻ trả lời


- Sẵn sàng



- Trẻ đi các kiểu theo cô





- Khỏe ạ








- Trẻ lắng nghe


- sẵn sàng

- Trẻ tập cùng cô







- Trẻ chú ý lắng nghe







- Trẻ quan sát



- Trẻ chú ý lắng gnhe và quan sát



- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời



- 1 trẻ lên tập

- Từng trẻ lên tập



- Trẻ lắng nghe




- Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay
- Trẻ tập cho cả lớp quan sát











- Ăn uống…


- Trẻ lắng nghe





- Trẻ đi lại nhẹ nhàng cùng cô



- Ném trúng đích nằm ngang bằng một tay

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

giáo án phát triển thẩm mỹ lớp 5 - 6 tuổi

GIÁO ÁN
Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Nặn con thỏ
Chủ đề: Động vật
Đối tượng: Trẻ 5 – 6 tuổi
Thời gian:
Giáo viên: Nguyễn Thị Nga
Đơn vị: Trường mầm non Lãng Sơn
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được hình dáng, và đặc điểm đặc trưng của con thỏ.
- Trẻ nặn được em thỏ theo yêu cầu.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng nặn cơ bản, phối hợp các chi tiết để tạo thành hình con thỏ thật sinh động.
- Trẻ có kỹ năng làm mềm dẻo đất, biết xoay tròn, lắn dài, ấn bbetj.
- phát triển cơ bàn tay, cổ tay cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.
-> Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật
II. Chuẩn bị:
1.     Đồ dùng của cô:
- Rối, dê.
- Mẫu nặn của cô.
- Hệ thống câu hỏi
2: Đồ dùng của trẻ.
- Đất nặn, bảng con, khăn lau, tăm.
- Chỗ ngồi phù hợp.
- Tâm thế của trẻ
III. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của cô
Hoạt đông của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định - khởi động
- Các con ơi! Cô xin giới thiệu với lớp mình, hôm nay rất vinh dự cho chúng mình được đón 2 cô giáo đại diện cho phòng giáo dục về thăm và dự lớp mình đấy. Các con có vui không?
- Vậy chúng mình cùng chào đón các cô bằng một tràng pháo tay thật lớn nào.
- Bây giờ các con có muốn hát tặng các cô một bài hát không nào?
- Chúng mình cùng hát bài “ Đố bạn” nhé!
- Các con! Chúng mình vừa hát bài hát gì nhỉ?
- Trong bài hát có những con vật gì?
- Những con vật đó sống ở đâu?
- Ngoài những con vật đó ra, các con còn biết có những con vật nào sống trong rừng nữa không nhỉ?
- Có bạn nào đã được nhìn thấy những con vật đó ở ngoài chưa?
- các con nhìn thấy ở đâu?
- À đúng rồi, ở vườn bách thú có rất nhiều con vật, thế khi đi tham quan các con phải như thế nào? Có được đến gần các con vật đó không?
-> Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, biết tránh xa những con vật hung dữ.
- Các con! Hôm nay cô thấy các con bạn nào cũng rất giỏi, rất ngoan. Cô muốn giành tặng cho các con một điều bí mật đấy. Các con có muốn biết điều bí mật đó là gì không?
- Vậy chúng mình cùng nhẹ nhàng ngồi xuống và xem điều bí mật đó là gì không nhỉ?
- Xin chào tất cảc các bạn!
- Các bạn có biết mình là ai không?
- Mình là dê con và mình đến từ một nơi rất xa đấy.
- Nghe tin các bạn lớp 5 tuổi A học rất ngoan, rất giỏi nên mình đã chuẩn bị một món quà nhỏ để tặng cho các bạn. Các bạn có vui không?
- Vậy mình muốn mời một bạn lên mở hộp quà này nào.
- Bạn hãy nói cho tất cả các bạn xem mình đã tặng các bạn món quà gì?
- Các bạn thấy có đẹp không?
- Đó là món quà tự tay mình làm đấy!
- Mình đố các bạn biết mình đã nặn chú thỏ này như thế nào?
- Mình đã dùng gì để nặn được những chú thở đáng yêu này?
- Đây là gì?
- Đầu của thỏ có hình gì?
- Trên đầu còn có gì đây nữa?
- Tai thỏ như thế nào? Có màu gì?
- Trên đầu thỏ còn có những gì nữa?
- Còn đây là bộ phận gì?
- Thân thỏ có hình gì đây/
- Mình đã nặn thân của chú thỏ bằng đất màu gì đây nhỉ?
- còn đây là gì?
- Chân thỏ như thế nào?
- Mình đã nặn chân thỏ giống như những khối trụ nhỏ đấy.
- Các bạn thấy chú thỏ này đang ở trong tư thế gì đây?
- Còn đây nữa! Các bạn nhìn chú thỏ này có đáng yêu không?
- Các bạn thấy chú thỏ này như thế nào?
- Còn đây nữa!
- Mình rất vui khi được ttự tay làm món quà này cho các bạn. Và chúc các bạn luôn chăm ngoan học giỏi nhé!
Và bây giờ mình phải về rồi. Xin chào các bạn và hẹn gặp lại.
- Các con ơi!
- Các con thấy món quà của bạn Dê như thế nào?
- Vậy các con có muốn nặn được những chú thỏ đáng yêu như thế không?
- Chúng mình cùng đi về lớp nào.
* Hoạt động 2: Bài mới Dạy trẻ nặn con thỏ.
- Các con!
- Để nặn được chú thỏ xinh xăn, đáng yêu như của bạn…. thì cần phải có một đôi tay khéo léo, sự cần cù, tỉ mỉ của chúng mình đấy.
Nhưng trước tiên chúng mình hãy cùng quan sát lên đây cô sẽ hướng dẫn các con nặn được chú thỏ như thế nhé!
- Để nặn được chú thỏ thì cần phải có những gì hả các con?
- À đúng rồi! Cô đã chuẩn bị đất nặn, bảng con, tăm và khăn lau cho chúng mình rồi đấy.
- Để nặn được những chú thỏ xinh xắn đầu tiên chúng mình phải làm gì nhỉ?
- Đầu tiên các con có biết là sẽ nặn bộ phận gì trước không?
- Đầu của thỏ có hình gì nhỉ?
- Bây giờ cô sẽ lấy đất. Đầu tiên cô phải làm mềm đất bằng cách cô ấn, lăn, xoay cho thật mềm. Sau đó cô cho đất vào lòng bàn tay cô xoay cho thật tròn.
- Cô đã nặn được hình gì đây?
- Tiếp theo đến phần gì nhỉ các con?
- Thân ( mình ) của thỏ giống với hình gì các con có biết không?
- Đúng rồi. Bây giờ cô sẽ lấy một phần đất nhiều hơn, to hơn, cô cũng làm mềm đất, sau đó cô xoay đất rồi cô lăn đất trên bảng đến khi đất có hình bầu dục như thế này này. Các con thấy giống chưa nào?
- Tiếp theo là phần nào hả các con?
- À đúng rồi. Các con thấy thỏ có mấy chân nào?
- Chân thỏ giống như khối gì nhỉ?
- Bây giờ cô sẽ lấy đất, một phần đất nhỏ thôi cô làm mềm đất, sau đó cô lăn dài và chia ra làm 4 phần bằng nhau. Đã đạt được 4 cái chân rồi phải không nào?
- Khi cô đã nặn xong được các bộ phận của chu thỏ thì bây giờ các con có biết cô sẽ phải làm như thế nào nữa không?
- Đúng rồi đấy, cô sẽ dùng tăm để gắn các bộ phận đó lại với nhau.
- Các con hãy chú ý nhìn lên cô, xem cô sẽ gắn các bộ phận đó như thế nào nhé!
- Cô sẽ dùng tăm găn phần đầu với phần thân của thỏ. Sau đó cô sẽ dùng tăm gắn tiếp 4 chân vào mình của thỏ.
- Bây giờ các con nhìn xem chú thỏ này còn thiếu gì?
- À đúng rồi tai thỏ, các con thấy giống cái gì nhỉ?
- Bây giờ cô xẽ lấy một phần đất nhỏ, cô lăn dài sau đó cô chia làm 2 phần, cô sẽ ấn dẹt từng phần đã thành 2 cái tai chưa nào?
- Cô sẽ lấy tăm gắn 2 tai lên trên đầu thỏ. Khi gắn các con chú ý gắn sao cho thật cân, thật đẹp nhé!
- Mắt thỏ có hình gì?
- Cô sẽ lấy từng phần đất rất nhỏ, cô dùng 2 ngón tay là ngón cái và ngón trỏ, cô lăn nhẹ sau đó ấn dẹt và gắn vào phần đầu.
- Tiếp đến là mũi, cô sẽ làm giống như phần mắt, cô lăn 1 hình tròn to hơn một chút.
- Miệng thỏ cô lăn dẹt và ấn dẹt. Sau đó găn vào.
- Tiếp đến là đuôi thỏ.
- Cô sẽ lấy một phần đất nhỏ, cô lăn dài và gắn vào phần sau của mình thỏ.
- Như thế này này, các con đã nhìn rõ chưa nào?
- Cô đã nặn xong một chú thỏ rồi đấy.
- Các con thấy chú thỏ cô nặn như thế nào?
- Bây giờ các con đã sẵn sàng thể hiện tài năng của mình chưa nào?
- Trước khi các con nặn, cô muốn hỏi một vài bạn xem các bạn sẽ nặn như thế nào nhé!
- Cô mời con!
- Con sẽ nặn chú thỏ như thế nào?
- Còn con! Con sẽ nặn chú thỏ màu gì?
- Con nặn để tặng ai?
-> Giáo dục trẻ khi nặn cắc em phải ngồi như thế nào? Ngồi ngay ngắn, không nói chuyện, không làm rơi đất xuống sàn nhà…
* Trẻ nặn, cô quan sat, nhắc nhở, hướng dẫn, động viên, khích lệ trẻ.
* Hoạt động 3: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Các con ơi! Các con đã nặn xong chưa nhỉ?
Bạn nào nặn xong rồi, chúng mình hãy mang sản phẩm của mình lên giá trưng bày nào?
- Các con! Các con hãy lại đây với cô nào!
- Vừa rồi chúng mình đã được làm gì nhỉ?
- cô thấy bạn nào cũng rất ngoan, rất chăm chỉ, đã thể hiện hết khă năng của mình để nặn được những chú thỏ rất đáng yêu và xinh xắn như thế này.
- Bây giờ cô muốn hỏi một bạn, xen con thích chú thỏ nào nhé!
- Cô mời con, con thích chú thỏ nào ở đây?
- Vì sao con thích?
- Chú thỏ này là của bạn nào nặn đây?
- Còn con! Con thích chú thỏ nào?
- Vì sao?
- À, cô thấy bạn nào cũng rất khéo tay, nhưng có 2 bạn cô thấy là khéo tay hơn một chút đó là bạn……
Và bạn….
- Hai bạn nặn được chú thỏ rất đẹp, đầu tròn, mình cân đối, chân cũng rất đẹp…
- Các con có thấy đẹp không?
- Vậy tặng cho hai bạn một tràng pháo tay thật lớn nào!
- ngoài ra còn rất nhiều bạn cũng nặn được chú thỏ rất đẹp, như bạn…..
- Tuy nhiên còn một vài bạn là nặn còn chưa được cân đối, chưa được đẹp giống như của các bạn khác, đó là bạn….
- Lần sau hai bạn sẽ cố gắng nặn thật đẹp nhé!
* Kết thúc:
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm.
- Cho trẻ về chỗ cất dọn đồ dùng.





- Trẻ lắng nghe




- Trẻ vỗ tay


- Có ạ

- Vâng ạ

- Bài hát “ đố bạn” ạ
- Con khỉ, con voi,…

- Trong rừng
- Trẻ kể tên


-Rồi ạ

- Ở vườn bách thú ạ!


- Đứng xa các con vật


- Trẻ lắng nghe


- Có ạ




- Trẻ ngồi xuống



- Bạn dê con



- Vui ạ


- Trẻ lên mở hộp quà

- Con thỏ


- Đẹp ạ





- Dùng đất nặn

- Đầu thỏ
- Hình tròn

- Tai
- Tai dài, có màu trắng

- Mắt, mũi, miệng

- Thân
- Hình bầu dục

- Đất màu trắng

- Chân thỏ ạ

- chân dài



- Chú thỏ đang đứng


- Có, rất đáng yêu

- Rất đẹp






- Chào bạn dê

- Dạ

- Rất đẹp ạ



- Trẻ đi về lớp


- Dạ


- Trẻ lắng nghe


- Vâng ạ


- Đất nặn, tăm, bảng con




- Làm mềm đất ạ



- Phần đầu ạ

- Hình tròn ạ



- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Hình tròn ạ
Phần thân ( mình ) ạ

- Hình bầu dục


- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Giống ạ
- Phần chân ạ

- 4 chân ạ
- Khối trụ ạ



- Phải ạ



- Gắn các bộ phận với nhau ạ



- Trẻ chú ý quan sát






- Mắt, mũi, miệng, tai


- Cái lá ạ

- Rồi ạ



- Vâng ạ
- Hình tròn ạ





- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe



- Trẻ quan sát và lắng nghe


- Rồi ạ


- Rất đẹp ạ

- Rồi ạ

- Vâng ạ



- Trẻ nói ý tưởng và cách nặn của mình




- Trẻ chú ý lắng nghe






- Xong rồi ạ

- Trẻ mang sản phẩm lên giá trưng bày
- Trẻ đến bên cô

- Được nặn thỏ ạ

- Trẻ lắng nghe


- Vâng ạ

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ lắng nghe


- Có ạ
- Trẻ vỗ tay


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ quan sát và lắng nghe



- Vâng ạ


- Trẻ lắng nghe
- Trẻ về chỗ cất dọn đồ dùng